Dịch bệnh phức tạp và lan rộng khiến cho tiến độ quá trình phát triển cả hệ thống bị chậm lại. Vấn đề sản xuất, kinh doanh trên toàn thế giới bị đình trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng. Làn sóng dịch lần này lại Việt Nam bùng phát mạnh hơn so với trước. Đây chính là vấn đề hết sức lo ngại khi nền nông nghiệp đang bị mắc kẹt. Việc mở rộng xuất khẩu cho ngành nông sản Việt là một trong những việc bức thiết đang gặp khó khăn nhất là ở các tỉnh phía Bắc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề tiêu thụ nông sản Việt Nam ở khu vực phía Bắc nhé.
Mục Lục
Thời vụ thu hoạch chậm ảnh hưởng tới tiêu thụ
Hiện nay, việc tiêu thụ một số loại nông sản ở các tỉnh phía Bắc còn chậm so với thời vụ thu hoạch. Kéo theo giá một số mặt hàng giảm. Theo Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Bắc trong điều kiện dịch COVID-19 (Tổ công tác 3430). Giá thu mua các loại nông sản giảm. Trong khi giá vật tư sản xuất tăng. Mức tăng từ 10 – 40% so với đầu năm 2021 tùy địa phương và đang có xu hướng tiếp tục tăng.
Tại Lào Cai, giá bán rau xanh giảm khoảng 1.000 – 2.000 đồng/kg và tiêu thụ chậm hơn so với mọi năm. Đáng chú ý, mặt hàng chuối tiêu xanh từ nay đến cuối năm thu hoạch khoảng 17.500 tấn, tập trung vào tháng 9 – 11. Nhưng hiện tại Trung Quốc dừng nhập khẩu chuối nên khó khăn trong tiêu thụ. Dự kiến trong tháng 9/2021, 2.000 tấn sau thu hoạch cần tìm thị trường trong nước để tiêu thụ.
Lai Châu, Trung Quốc tạm ngừng nhập khẩu. Sản lượng chuối tồn đọng hiện nay khoảng 3.000 tấn, sản lượng dự kiến thu hoạch trong tháng tới là 4.000 tấn. Mặt hàng chè khô tồn kho khoảng 2.400 tấn. Gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất sơ chế chè. Việc tiêu thụ các mặt hàng thủy sản chất lượng cao như cá tầm, cá hồi, cá nheo, cá lăng còn hạn chế…
Nông sản gặp khó khăn trong xuất khẩu
Tổ công tác 3430 kiến nghị Bộ Nông nghiệp phối hợp với Bộ Công Thương. Tiếp tục đàm phán với phía Trung Quốc tháo gỡ lưu thông nông sản qua các cửa khẩu. Tổ công tác 3430 cũng đề xuất Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải cần có biện pháp. Tháo gỡ về chi phí logistics trong xuất khẩu hàng hóa, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước. Xem xét hỗ trợ giảm ít nhất một nửa chi phí tiền điện. Cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến phải duy trì “3 tại chỗ”. Cùng với đó, đàm phán song phương với các nước có chính sách ưu đãi thương mại với thức ăn chăn nuôi, trước hết là đối với các sản phẩm: ngô, lúa mỳ, đậu tương…
Tổ công tác 3430 cũng kiến nghị kiểm soát thực hiện chính sách về giá đối với vận chuyển hàng hóa. Xem xét, tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động đi lại cấp thiết của các doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để duy trì sản xuất, xuất khẩu. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu th. Tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ nông sản trong điều kiện COVID-19.
Các vấn đề được đặt ra trong xuất khẩu nông sản
Từ câu chuyện quả vải thiều, nhìn rộng ra, có thể thấy hội nhập kinh tế quốc tế mang lại những cơ hội to lớn. Cho nước ta trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản. Song chính trong đó lại hàm chứa những thách thức. Nhất là khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản. Làm thế nào để nông sản Việt Nam phát huy được thế mạnh. Chiếm lĩnh thị trường quốc tế là vấn đề đang đặt ra.
Nhiều loại nông sản của Việt Nam có mùa vụ ngắn. Việc thâm nhập vào các nước được đánh giá là một bàn đạp rất tốt. Để xúc tiến thị trường xuất khẩu cho nông sản Việt. Đặc biệt, xóa bỏ tình trạng được mùa rớt giá mà nông sản Việt Nam phải đối mặt. Vấn đề đặt ra cho nông sản Việt chính là chất lượng. Sự đầu tư công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu làm tốt thì xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ mang lại những giá trị kinh tế toàn diện.
Bài viết cùng chủ đề: