Hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ảnh hưởng dịch

Dịch bệnh Covid-19 đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi hoạt động sống trên trái đất. Nhiều quốc gia đã cấm tập trung đông người, đóng cửa các hoạt động giải trí, mua bán cũng phải tạm dừng lại. Nền kinh tế bị lao đao khi các sản phẩm không được đưa ra thị trường. Một số nhu yếu phẩm đứng trước nguy cơ tồn kho. Nhiều vấn đề xảy ra khiến cho sức mua của người dân cũng kéo theo giảm sút. Thị trường hàng hóa và dịch vụ chịu ảnh hưởng rất nặng nề và trực tiếp. Các tiểu thương và doanh nghiệp nhỏ đang đứng trước cảnh hàng không có cách nào tiêu thụ hàng hóa.

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Số liệu công bố của Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên cả nước, nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động thương mại dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 giảm 10,5% so với tháng trước và giảm 33,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 8 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 4,7%.

Tổng mức bán lẻ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước tính đạt 279,8 nghìn tỷ đồng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8 ước tính đạt 279,8 nghìn tỷ đồng, giảm 10,5% so với tháng trước và giảm 33,7% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 249,9 nghìn tỷ đồng, giảm 8% và giảm 25,3%. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 13,5 nghìn tỷ đồng, giảm 26,3% và giảm 66,9%. Tính chung 8 tháng năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.044,5 nghìn tỷ đồng, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá giảm 6,2%.

Ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 8 tháng năm 2021 ước tính đạt 2.499,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 82,1% tổng mức và giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vật phẩm văn hoá, giáo dục giảm 9%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình giảm 7,5%; may mặc giảm 6%; phương tiện đi lại giảm 3,1%; lương thực, thực phẩm tăng 4,5%. Doanh thu bán lẻ hàng hóa trong 8 tháng năm 2021 của một số địa phương chịu tác động lớn từ đại dịch giảm mạnh. Cụ thể, TP.HCM giảm 13,8%, Khánh Hòa giảm 8,1%, Hà Nội giảm 2,1%…

Doanh thu du lịch lữ hành

Doanh thu du lịch lữ hành tháng 8/2021 đạt 20 tỷ đồng, giảm tới 78,3% so với tháng trước và giảm 97,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng năm 2021 ước tính đạt 254,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,4% tổng mức và giảm 19,8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 8 tháng năm 2021 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Hà Nội và Bình Dương cùng giảm 21,5%; TP.HCMgiảm 20%; Đà Nẵng giảm 14,3%; Đồng Nai giảm 13,5%; Cần Thơ giảm 8,9%, Quảng Ninh giảm 8,7%; Hải Phòng giảm 2,3%. Doanh thu du lịch lữ hành 8 tháng năm 2021 ước tính đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,1% tổng mức và giảm 61,8% so với cùng kỳ năm trước.

Sự thay đổi về giá cả
Sự thay đổi về giá cả của một số mặt hàng do dịch bệnh

Một số địa phương có doanh thu du lịch lữ hành 8 tháng năm 2021 giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước: Khánh Hòa giảm 89,1%; Quảng Nam giảm 82,4%; Thừa Thiên – Huế giảm 63,9%; Nghệ An giảm 66,1%; TPHCM giảm 52,2%; Hà Nội giảm 50,3%; Hải Phòng giảm 47,1%; Đà Nẵng giảm 41,9%; Cần Thơ giảm 29,8%; Quảng Ninh giảm 28,4%. Doanh thu dịch vụ khác 8 tháng năm nay ước tính đạt 286 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,4% tổng mức và giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó doanh thu của TPHCM giảm 17,8%; Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 14,4%; Hà Nội giảm 13,8%; Bình Định giảm 9,7%; Bình Dương giảm 6,7%; Kiên Giang giảm 4,7%; Cần Thơ giảm 3%; Đà Nẵng giảm 2,4%.

Xu hướng tiêu dùng dịch chuyển

Trong bối cảnh dịch Covid-19, tác động tiêu cực đến cung cầu; giá hàng hóa trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các hiệp hội, doanh nghiệp; các Bộ có đánh giá về cung cầu và nhận định thị trường các mặt hàng thiết yếu trong thời gian tới và đưa ra đề xuất kiến nghị nhằm bảo đảm cân đối cung cầu và bình ổn thị trường.

Đối với mặt hàng thịt lợn, hiện tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát tốt; giá các sản phẩm chăn nuôi ở mức cao nên người chăn nuôi có xu hướng đẩy mạnh tái đàn. Tuy nhiên, hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa; dịch bệnh có điều kiện xuất hiện trở lại. Đề nghị Bộ NN&PTNT tăng cường phòng chống dịch; tuyên truyền đến người dân sản xuất theo tín hiệu thị trường, chăn nuôi an toàn sinh học. Xem thêm tại jnesbitt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *