Gói hỗ trợ dịch bệnh lần 2 cho doanh nghiệp

Đợt dịch bùng phát lần này gây ra hậu quả đáng lo ngại trên cả nước. Chính sách hỗ trợ của chính phủ dành cho các doanh nghiệp cần được sớm triển khai để tăng sức đề kháng. Rút kinh nghiệm từ những đợt trước, việc làm này phải đúng đối tượng và rút gọn các thủ tục. Theo ý kiến từ các chuyên gia kinh tế đề xuất, các gói hỗ trợ lần 2 cần sớm được đưa vào triển khai kịp thời. Hiệu quả mong muốn từ gói cứu trợ lần thứ nhất chưa đạt được mong muốn nên các doanh nghiệp còn gặp ảnh hưởng.

Các gói hỗ trợ doanh nghiệp

Vừa qua, Chính phủ và các Bộ ngành đã đã nhanh chóng đưa ra nhiều giải pháp. Kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trong đó trọng tâm là gói hỗ trợ giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng. Kêu gọi các ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Các gói hỗ trợ đã nhận được phản hồi tích cực từ phía cộng đồng doanh nghiệp.

cộng đồng doanh nghiệp
Các gói hỗ trợ đã nhận được phản hồi tích cực từ phía cộng đồng doanh nghiệp

Điểm nhấn chính trong đợt đề xuất hỗ trợ lần này là gói miễn, giảm thuế lên tới 20 nghìn tỷ đồng. Trong đó, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 30% cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa quy mô dưới 200 tỷ đồng. Giảm 50% thuế GTGT đối với các ngành nghề chịu ảnh hưởng lớn của dịch như kinh doanh lưu trú, du lịch… Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết đã chỉ đạo 16 ngân hàng thương mại có quy mô lớn, giảm lãi suất cho vay. Đây là các hỗ trợ giúp tăng “sức đề kháng” cho các doanh nghiệp.

Ý kiến từ phía doanh nghiệp

Ông Phùng Quang Thắng, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist, nói: “Đây là nguồn lực rất lớn hỗ trợ doanh nghiệp, để có thể duy trì hoạt động, khôi phục lại, để dần dần khắc phục khó khăn qua đợt dịch”. Tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp và các địa phương. Nhiều ý kiến thẳng thắn của cộng đồng doanh nghiệp đã được Chính phủ ghi nhận, tiếp thu. Tạo điều kiện tốt nhất trong thẩm quyền nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cụ thể tới các Phó Thủ tướng, các bộ, ngành, địa phương. Tới đây sẽ thành lập Tổ công tác đặc biệt. Tâm – Tài – Trí – Tín là 4 chữ được Thủ tướng gửi gắm tới cộng đồng doanh nghiệp. Bày tỏ sự tin tưởng doanh nghiệp sẽ vượt qua thử thách vô cùng lớn hiện nay. Nhiều ý kiến doanh nghiệp cũng đã bày tỏ cam kết mạnh mẽ.

Hỗ trợ cho doanh nghiệp
Hỗ trợ cho doanh nghiệp vay để trả lương ngừng việc cho công nhân

Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, cho biết: “Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra 4 chữ T: Tâm – Tài – Trí – Tín. Bản thân tôi thấy rất tâm đắc. Các doanh nghiệp và người dân Việt Nam đều hướng tới điều này. Nếu thực hiện được. Các khó khăn như thế nào, người dân đồng lòng đều có thể vượt qua. Thành công trong phát triển kinh tế cũng như chiến thắng đại dịch COVID-19”.

Tỷ lệ doanh nghiệp được hỗ trợ ở lần 1 thấp hơn dự kiến

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa có báo cáo kết quả triển khai. Nghị quyết số 42/NQ-CP, Nghị quyết số 154/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Theo dự kiến nguồn lực ban đầu khi đề xuất gói hỗ trợ là gần 62.000 tỷ đồng. Bên cạnh các đối tượng hỗ trợ theo Nghị quyết số 42/NQ-CP quy định. Tại các địa phương cũng đã thông qua Nghị quyết để hỗ trợ cho trên 200.000 đối tượng khác. Bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với tổng kinh phí khoảng 200 tỷ đồng.

Trong gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng, ngân sách Nhà nước hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt khoảng 35.880 tỷ đồng. Cho vay tái cấp vốn qua Ngân hàng Chính sách xã hội 16.200 tỷ đồng. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khoảng 6.500 tỷ đồng. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Nhằm duy trì việc làm cho người lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp khoảng 3.000 tỷ đồng.

Cập nhật tin tức tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *